Mã trạng thái 404 – 500

Mã trạng thái chính là biển báo báo cho bọ tìm kiếm biết trang web có phục vụ nó hay không? Khi Googlebot, Bingbot hoặc các máy tìm kiếm khác truy cập vào website, máy chủ web sẽ trả về một số thông tin, trong đó có mã trạng thái. Thông tin này cho bọ tìm kiếm biết nó có thể tiếp tục truy cập vào website hay không, nếu có thì xử lý nội dung trên website như thế nào.

Những mã trạng thái phổ biến nhất:

1. 200. Mọi thứ đều ổn, bọ tìm kiếm có thể dò quét và lưu nội dung trang web.

2. 301. Trang web đã được di chuyển vĩnh viễn tới vị trí mới. Bọ tìm kiếm cũng như người dùng sẽ được đưa tới trang web mới. Giá trị của các link mà hiện thời trỏ về trang web cũ cũng sẽ tự động chuyển sang cho trang web mới. Điều này sẽ rất có lợi cho thứ hạng cho trang web mới.

3. 302. Trang web được di chuyển tạm thời đến vị trí mới. Bọ tìm kiếm cũng như người dùng sẽ được đưa tới trang web mới. Máy tìm kiếm không cần gỡ bỏ trang web này khỏi CSDL, đồng thời giá trị của link vẫn được dành cho trang web cũ.

4. 404. Trang không có, không còn tồn tại hoặc không thể truy cập. Máy tìm kiếm sẽ xóa trang web khỏi CSDL và người dùng sẽ nhận được một trang 404 nếu truy cập vào trang web này.

5. 500. Có lỗi máy chủ, cả bọ tìm kiếm và người dùng đều không thể truy cập vào trang web.

6. 503. Trang web tạm thời không phục vụ. Người dùng và bọ tìm kiếm nên quay lại sau. Mã 503 rất hay được dùng trong giai đoạn bảo trì website.

Làm thế nào để biết mã trạng thái của website của bạn?

Để kiểm tra mã trạng thái của tất cả các trang trên website của bạn, sử dụng các công cụ dưới đây

1. Screaming Frog (cả miễn phí và trả tiền)

2. Xenu Link Sleuth

Theo kinh nghiệm của TMO – tiếp thị trực tuyến, bạn nên sử dụng Screaming Frog. Vì đây là một phần mềm mà bạn có thể cài đặt về máy tính, nhẹ, miễn phí và rất hữu ích. Ngoài mã trạng thái bạn còn nhận được nhiều thông tin giá trị khác về website của mình.

Trả lời